Tứ Thiền Bát Định
Anh Nguyễn Trí Lượng, sanh năm 1968 , tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, cư ngụ tại đây, hỏi:
– Xin Trưởng ban cho tôi hỏi 1 câu: “Tứ Thiền Bát Định” là gì?
Trưởng ban trả lời:
– Đây là bốn cấp thiền và tám thứ định trong thiền môn. Giải thích phần này có nhiều cách. Chúng tôi xin giải thích thiền có dụng công để anh dễ hiểu:
Tứ thiền gồm:
Thứ nhất: Sơ thiền.
Thứ hai: Nhị thiền.
Thứ ba: Tam thiền.
Thứ tư: Tứ thiền.
Bát định gồm 3 định chánh:
Định tưởng.
Định tâm.
Định thân.
Căn bản 8 định trên gồm:
– Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Ý, Thân, Tâm và Chấp.
Tám thứ định trên là những thứ dụng công tu để được định. Vì vậy, các thứ định này là định trong luân hồi, không giải thoát được!
Vì sao vậy?
– Vì người tu “Tứ thiền” và “Bát định” này là dụng công ép cho thân và tâm vật lý của mình được định, giống như người ở thế giới này muốn ngăn gió vậy.
Muốn cho thân mình không cho gió chạm vào bị lạnh, nên dùng nhiều thứ ngăn gió, khi bỏ những thứ ngăn, tức khắc gió liền chạm vào mình.
Đức Phật dạy:
– Phong luân là một trong 5 thứ duy trì sự sống của một hành tinh hay một cá thể. Dù chúng ta có ép cho những thứ ấy đứng yên một chỗ, chúng ta chỉ ép được một phần thật nhỏ thôi. Khi chúng ta không ép nữa, tức khắc nó đi theo dòng luân hồi của nó ngay.
Đức Phật dạy “Tứ thiền” và “Bát định” này như sau:
– Thiền này, Như Lai dạy sử dụng thân và tâm vật lý tu, có thành quả trong vật lý nên không giải thoát được.
Vì sao không giải thoát?
– Vì có thành quả, các ông phải giữ lấy nên không giải thoát.
Đức Phật xếp “Tứ thiền bát định” này là “Phàm phu thiền”.
Còn Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn dạy 8 thứ định của tâm vật lý như sau:
1- Tham. 2- Sân. 3- Si. 4- Mạn. 5- Nghi. 6- Ác. 7- Kiến thường. 8- Kiến kiến đoạn.
Tám thứ trên, người tu mà diệt được thì gọi là định tâm. Cái định tâm này người tu ép cho những thứ trong vật lý được định. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn dạy, các ông làm chuyện phí công vô ích!
Còn định thân, Tứ Tổ Đạo Tín dạy như sau:
Thân người tu bị hoàn cảnh hay tác động của người khác đem đến thân, tâm vẫn không lay động, vẫn hay, vẫn biết như:
– Được lợi không mừng. 2- Được danh không vui. 3- Bị suy sụp không buồn. 4- Bị người khác hủy nhục không rầu. Bị thất bại không khổ. 6- Bị người khác hiềm thù không sợ. Bị người khác chê bai không dao động. 8- Bị người khác hãm hại không trả thù.
Nhận sách Thiền tông miễn phí!
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScK7L3yqSD3QD9c4jen785PkPrEvRDt-_80nzqBOo65toGYaA/viewform?usp=sf_link