Thiền Sư Thần Tán Độ Thầy Mình
Trong suốt chiều dài Thiền sử Trung Hoa, tất cả những vị Thầy dạy thiền để độ đệ tử mình. Nhưng đặc biệt, có vị thiền sư Thần Tán là vị thiền sư làm ngược quy luật trên, nên khi ông ngộ thiền nơi Tổ Bá Trượng, trở về chùa cũ, thấy Thầy mình cứ loay quay vùi đầu vào các kinh sách mà không chịu tìm xem Phật tánh là gì? Tu theo đạo Phật phải tu làm sao để vượt ra ngoài vòng sinh tử?
Một hôm mùa Đông, Thầy ông đang xem kinh ngồi bên trong cửa sổ có dán giấy trắng trong để xem kinh, có con ong cứ vùi đầu vào trong giấy để bay ra ngoài, ông thấy thời cơ độ Thầy mình đã đến, nên mượn hình ảnh của con ong, thiền sư Thần Tán liền ngâm bài kệ lục bát 12 câu như sau để độ Thầy mình:
Kệ rằng:
Thiền tông chẳng kiếm chẳng tìm
Chẳng Quán, chẳng Tưởng, nhận liền tánh Nghe
Tánh Nghe, tánh Thấy là bè
Đưa người thanh tịnh về miền quê xưa.
Tu thiền đừng chọn sớm, trưa
Không ngồi, không đứng, không ưa Niết bàn
Bỏ đi những chuyện thế gian
Tánh thấy, “không thấy”, chỗ xưa Phật truyền.
Lòng người bị đảo, bị điên!
Chỉ cần “Thôi, Dứt”, ở yên Niết bàn
Thiền chi khổ não gian nan
Dứt ngay tìm kiếm, Niết bàn nơi ta.
Sư phụ thiền sư Thần Tán vừa nghe dứt 12 câu kệ của đệ tử mình ngâm, ông liền giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, sư phụ thiền sư Thần Tán nói:
Không ngờ, mấy mươi năm sư phụ xem kinh, đọc sách mà không giác ngộ được đạo thiền. Hôm nay, nghe con ngâm bài kệ Thầy đã giác ngộ được “Yếu chỉ Thiền tông” mà Như Lai dạy nơi thế giới này.
Sư phụ thiền sư Thần Tán vừa nói vừa rơi nước mắt, làm cả chùa ai ai cũng cảm động.
Sách: ” Huyền ký của Đức Phật và các vị ngộ thiền” – tác giả: Nguyễn Nhân
Recent Comments