Tánh Thấy, không Thấy, chỗ xưa Niết bàn

Giáo su Lâm Ngọc Trân, sanh năm 1936, tại huyện Vĩnh Châu, tinh Bạc Liêu, cư ngụ tại Tp. Union, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, hỏi:

Trong quyển sách “Khai thị Thiền tông“, tôi có đọc được câu kệ của Thiền sư Thần Tán độ Thầy mình, có câu: “Tánh Thấy, không Thấy, chỗ xưa Niết bàn”. Thật tình tôi chưa hiểu thấu, xin Thầy giải rõ nghĩa cho?

Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu trả lời: 

“Tánh Thấy, không Thấy chỗ xưa Phật truyền”. Câu này Đức Phật có chỉ rõ nơi kinh “Thủ Lăng Nghiêm” như sau:

Tri Kiến lập Tri, tức vô minh bổn.

Tri Kiến bất lập Tri, tức tánh Niết bàn.

Có ý nghĩa như sau:

Đức Phật dạy: Người tu thiền khi Thấy liền Biết, mà chồng thêm Thấy và Biết nữa, là gốc của vô minh.

Còn Thấy cũng liền Biết, mà Biết trong thanh tịnh, tức Thấy và Biết còn nằm trong Niết bàn.

Vừa nghe Truởng ban giải thích câu thứ 2, Giáo sư Lâm Ngọc Trân đã giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, có làm bải thơ trình với Trưởng ban.

Muốn đời ngàn kiếp đi tìm cầu
Tìm cao tìm thấp chẳng thấy đâu?
Nay nghe Trưởng ban phân tích rõ
Nhận rõ chân Tâm rất nhiện mầu.

Đến nơi quê vắng, tôi không cầu
Chỉ cần thưa hỏi có hai câu
Trưởng ban phân tích tôi đã biết:
Hạt châu là “Thấy” không cầu đâu.

Lần này tôi về lại Việt Nam
Nghe báo rêu rao bán sách Thiền
Có bạn rủ tôi về quê vắng
Đến đây tôi nhận cốt tủy Thiền.

Cảm ơn Trưởng ban tôi đã biết
Ai dạy Phật Tâm tôi lắc đầu
Những gì Vật lý không cần đâu
Tức khắc Tánh chân sẽ “lú đầu”.

~ Trích sách ” Đức Phật Dạy Tu Thiền Tông ” – soạn giả Nguyễn Nhân

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *