Sắc tức thị không – Không tức thị sắc
Trong kinh Phật, thường hay nói đến:
1- Sắc tức thị không
2- Không tức thị sắc
Câu này có rất nhiều nghĩa. Dưới đây là hai nghĩa chính như sau:
Một: Về vật chất thô mà chúng ta thường thấy, cái nhà ban đầu không có, nhưng chúng ta xây dựng thành hình, chúng ta gọi là nhà.
“ Không tức thị sắc”.
Vì lý do gì đó, nhà bị phá hủy hay bị cháy đi, không còn là cái nhà nữa.
“Sắc tức thị không”.
Hai: Về con người hay muôn động vật cũng vậy: Ban đầu không có, nhưng khi kết hợp Âm Dương bởi cha mẹ, mới có con người hay động vật.
“ Không tức thị sắc”.
Khi hết tuổi thọ, hay vì lý do gì đó mà chết đi, đem đốt hay làm gì đó mà thể xác không còn.
“Sắc tức thị không”.
Ngoài ra, còn nghĩa sâu xa mà Duy Thức Học trong Phật phân tích. Nó rắc rối lắm, không thể nói một vài câu mà rõ thông được.
Nếu vị nào muốn tìm hiểu thêm thì đọc Trong bộ Duy Thức Học, đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ nhận ra nghĩa sâu mầu của hai câu này.
(Sách: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông tập 1 – tác giả Nguyễn Nhân)
Recent Comments