Người không tu thì làm sao Phật Tánh hiển lộ ra

Cụ bà Triệu Thị Truyền, sanh 1940, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, cư ngụ tại Tp. Alpany, Australia, hỏi 4 câu:

1- Nếu người không tu thì làm sao Phật Tánh hiển lộ ra?

2- Nghiệp là của mỗi người tạo ra, có sao nói “Nghiệp chướng bổn lai không”?

3- Xin giải thích “công thức” tu theo Thiền tông?

4- Nếu giải như Trưởng ban, các pháp tu khác, không pháp môn nào tu thành Phật được sao?

Trưởng ban chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời:

Cụ hỏi như vậy là sai quy luật hỏi, tôi xin tuần tự trả lời 4 câu hỏi theo tuần như sau:

Câu 1: Nghiệp chướng bổn lai không trước:

Nghiệp là do suy nghĩ và hành động của con người tạo ra. Người tu sỹ theo đạo Phật hoặc là phật tử, nếu hiểu được 2 phần như sau thì mới nói câu này được:

1- Bể tánh thanh tịnh, là nơi Mười phương chư Phật sống. Trong Bể tánh thanh tịnh là do điện từ Quang duy trì làm sự sống.

2- Thế giới và trong 1 Tam giới này, là do điện từ Âm Dương bảo quản và cuốn hút theo Nhân quả của Vật lý Âm Dương nên bị luân chuyển theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt.

Vị nào biết được như nói trên, khi tạo nghiệp, cái nghiệp này được chứa trong cái vỏ bọc của Tánh người. Phạm vi luân chuyển của Tánh người là nơi Thế giới và Tam giới này có 3 nơi:

1- Tạo nghiệp phước đức, được vãng sanh đến các cõi Dương hưởng phước.

2- Tạo nghiệp ác đức, bị kéo đến các nơi Âm để trả quả ác do mình tạo ra.

3- Không tạo nghiệp Dương và Âm, đủ tư cách làm người, thì ở trong dòng tộc để trả nhân quả với nhau.

Ngoài 3 nghiệp nói trên, vị nào nhận được tánh Phật của chính mình và thuần thục sống với tánh Phật ấy, thì họ mới dám nói câu:

Nghiệp chướng bổn lai không. Vì sao họ dám nói như vậy?

Vì họ đã sống được với tánh Phật thanh tịnh của chính mình, thì họ nhìn thấy nghiệp mà trước đây họ tạo ra nó không dính dáng gì đến Phật tánh của họ cả.

Đức Phật có dạy như sau:

Như hoa sen ở trong bùn mà nó không dính bùn vậy.

Vì hoa sen không bị dính bùn, nên bùn là bùn, còn hoa sen là hoa sen, hai thứ này tuy ở chung, nhưng thứ nào cũng có ngôi vị của nó. Do vậy, đầu tiên Như Lai có dạy 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu về bài pháp “Bụi Trần”. Ánh sáng và hạt bụi tuy chung một không gian với nhau, nhưng 2 thứ không dính nhau. Người nào sống được với Phật tánh của chính mình thì mới được nói câu: “Nghiệp chướng bổn lai không”; còn ai chưa sống được với tánh Phật của chính mình mà nói như trên là bị mang họa vào thân!

Câu 2: Không dụng công tu làm sao Phật tánh hiển lộ?

Phật tánh là cái Như Như chân thật, nếu cụ sử dụng Thân và Tâm Vật lý dụng công tu thì Phật tánh càng không hiển lộ được!

Vì sao vậy?

Trong các kinh Đức Phật dạy:

Phật tánh giống như là nước trong vậy. Vì nước trong này bị đủ thứ bùn đất làm vẩn đục nên không tự trong được. Vì nguyên lý này, nếu cụ càng dụng công tu, thì tánh Phật càng không hiển lộ ra được.

Câu 3: Công thức tu theo Thiền tông như sau:

1- Trước tiên phải nhận ra Phật tánh của cụ.

2- Nếu đã nhận ra được, sống với tánh Phật thanh tịnh của chính mình mà Tâm mình sáng ra gọi là: Minh Tâm.

Tiếp theo, thấy rõ ràng tánh Phật thanh tịnh của chính mình, gọi là: Kiến Tánh.

Cụ muốn vượt ra ngoài sức hút Nhân quả của Vật lý Âm Dương thì cụ phải biết tạo ra công đức; số công đức này mới giúp cụ “Vượt Hải Triều Dương” để trở về Phật giới, gọi là: Thành Phật.

Đức Phật dạy trọn câu này là:

Minh Tâm, Kiến Tánh, Như Lai.

Dịch:

* Tâm sáng: Tự nó sáng rực.

* Thấy Tánh: Phải thấy thật rõ ràng tánh Phật thanh tịnh của chính cụ.

* Như Lai: Phải thấy đuợc nơi Mười phương chư Phật sống.

Câu 4: Tu các pháp môn khác hoàn toàn không thành Phật được. Trong các kinh, kinh nào Đức Phật cũng dạy như sau:

Phật tánh nó là tự nhiên như vậy, nên Như Lai gọi là “Chân Như” tức cái “Như Như”, như vậy thôi.

Nếu các ông có dụng công tu 5 pháp môn của Như Lai dạy ban đầu, dù có ngồi đó tu 1 ngàn năm cũng không thành Phật được.

Như Lai nói rõ như sau:

Nếu các ông dụng công tu, chẳng khác nào các ông lấy cát nấu để thành cơm vậy! Cụ bà Triệu Thị Truyền hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban.

~ Trích sách ” Đức Phật Dạy Tu Thiền Tông ” – soạn giả Nguyễn Nhân

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *