PHẬT TÁNH

Bà Lam Thị Phương Vũ thưa hỏi Đức Phật:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Kính xin Đức Thế Tôn dạy cho con căn bản về Phật tánh, để khi có ai hỏi con nói lại cho họ nghe, kính xin Đức Thế Tôn dạy con?

Đức Phật khen bà Lam Thị Phương Vũ và nói với ông Ananda:

Này bà Lam Thị Phương Vũ và ông Ananda Như Lai có lời khen bà, còn ông Ananda và đại chúng hãy chú ý nghe cho thật rõ.

Đây là câu hỏi làm lợi ích cho tất cả các vị ở đây và các thế hệ kế tiếp. Đặc biệt lâu xa vào đời Mạt Thượng Pháp, chính câu hỏi này vào đời đó có người may mắn tìm nhận lại được, người này phổ biến cho nhiều người cùng biết như hôm nay. Do đó, người nào nhận được lời Như Lai dạy hôm nay thì được cái lợi không gì bằng. Một lần nữa, Như Lai có lời khen bà, Như Lai giải thích câu hỏi của bà như sau:

Phật: Là trùm khắp, không thiếu sót chỗ nào.

Tánh: Trong tánh gồm 6 căn bản như sau:

Ý là Chủ, cho nên:

Ý Thấy

Ý Nghe

Ý Nói

Ý Biết: Thấy, Nghe, Nói

Hành

Hành này là do điện từ Quang có trùm khắp trong Phật giới để bảo tồn 5 thứ trên.
Vì là bảo tồn nên động mới bảo tồn được. Vì vậy, Như Lai nói trong Tánh có Hành.

Sáu thứ trên nằm trong Tánh, cái Tánh này có đầy trong Phật giới nên Như Lai gọi là Phật tánh.

Phật tánh là như vậy thôi nên Như Lai gọi là Chân Như, tức cái Như Như chân thật.

Cái Như Như này không thêm, không bớt, không thiếu, không thừa. Chính phần này
Như Lai dạy 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu. Họ triệt ngộ đạo Thiền rồi nên họ giúp Như Lai thành lập giáo đoàn đạo Giác Ngộ. Chỗ này không có ngôn từ gì để nói lên được nhưng để cho nhiều người cùng biết nên Như Lai sử dụng ngôn từ của thế giới này để nói ra.

Như Lai đưa Ý Thấy để ví dụ cho bà hiểu:

Khi Ý thấy Thanh Tịnh là thấy của tánh Phật.

Còn cái Ý thấy, tiếp theo cái suy nghĩ và tưởng của tánh Người, gọi là thấy vô minh, tức không sáng suốt Như Lai tạm xếp 3 ngôi vị của Thấy như sau:

Ngôi vị thứ nhất: Cái hằng Thấy tự nhiên của Ý là tánh Thấy Chân Như.

Ngôi vị thứ hai: Cái hằng Thấy của Ý xuyên qua tánh Người, gọi là Tánh người thấy.

Ngôi vị thứ ba: Cái Thấy của Tánh người có hai phần đối đãi :

Suy nghĩ và làm thiện, tức tự mình tạo ra nghiệp lành. Nghiệp lành này chứa trong vỏ bọc của tánh Người. Trong vỏ bọc Tánh người có cái kho chứa nghiệp lành. Khi người này hết duyên sống nơi thế giới loài người, tùy theo nghiệp lành người này tạo ra, nó tự động được hút vào vùng nào đó trong tam giới để hưởng phước lành do mình ham muốn tạo ra đó.

Suy nghĩ và làm ác, tự mình tạo nghiệp dữ. Nghiệp dữ này cũng được chứa trong vỏ bọc Tánh Người nhưng vào cái kho ác. Khi người này hết duyên sống nơi thế giới loài người, tự động cái kho ác kéo người này xuống nơi tương ứng làm ác để trả quả ác đã tạo ra.

Đây là quy luật nhân quả tự nhiên nơi thế giới này.

~ Sách ” Đức Phật Dạy Tu Thiền Tông” – tác giả Nguyễn Nhân

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *