Pháp môn thiền tông không thể công khai phổ biến
Cụ bà Đỗ Thị Xuân, sanh năm 1935, tại Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, cư ngụ tại phường Thới An, quận 12, Tp. HCM, hỏi:
Thưa Thầy, khi đọc sách Nguyễn Nhân viết, tôi đạt được “Bí mật Thiền tông”. Năm rồi, tôi có đến đây trình Thầy, Thầy có cấp cho tôi 1 giấy chứng nhận là đạt được “Bí mật Thiền tông”, mang số 62. Mỗi lần tôi nhìn tấm bảng chứng nhận và số sách truyền Thiền là tôi lại khóc; khóc đây là vì tôi được phước lớn quá. Khi mãn phần, tôi biết cách vào Phật giới ở. Đã được như vậy rồi, tôi rất thương cho những người xung quanh, nên đến đây xin hỏi Thầy 1 ý như sau:
Sao Thầy không công khai đứng ra phổ biến cho nhiều người biết, để họ biết đường giải thoát?
Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu trả lời:
Thưa cụ Đỗ Thị Xuân, câu hỏi của cụ rất phải. Trong Huyền ký Đức Phật có dạy:
Người nào nắm được “Mạch nguồn Thiền tông” thì phải tuân thủ 3 phần như sau:
Một: Chỉ nói cho vài người biết rồi dừng.
Hai: Không nói thời gian dài.
Ba: Không nói chỗ đông người.
Vì sao vậy?
Vì “Mạch nguồn Thiền tông” này cực Dương, tức cực Mạnh. Nó phá đi tất cả những thứ trong Vật lý là Tiền, Tài, Danh, Lợi và Địa vị. Người sống hiện nay, ai cũng sống hoàn toàn với các thứ ấy. Vì vậy, pháp môn Thiền tông này, người nào đứng ra nói chỗ đông người sẽ mất mạng ngay!
Đã có người đem ra thí nghiệm lời của Đức Phật dạy này rồi.
Như năm 2011, có anh thanh niên 28 tuổi, qui y với vị Thầy có danh tiếng. Khi anh đọc sách được giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, anh có hỏi vị Thầy qui y cho anh chỉ 2 câu như sau mà bị Thầy anh đánh cho một trận:
Anh hỏi như sau:
Kính thưa Thầy: Phật là gì?
Tu sao để được giải thoát?
Anh bị Thầy mình đánh cho mấy bạt tay đỏ mặt!
Vì sao anh bị đánh như vậy?
Vi 2 câu này là tuyệt mật của Đức Phật dạy, mà thầy anh là người bình thường thì làm sao biết được 2 câu tuyệt mật này. Hơn nữa, trong lúc anh hỏi, thầy anh đang giảng đạo cho người khác nghe, nên phải đánh anh và nói như sau để người khác không phát hiện cái không biết của thấy anh:
Mày vô phép!
Tôi cũng nói cho cụ biết: Đức Phật nói ra pháp môn này còn bị chửi. Các Tổ nói ra còn bị mất mạng. Vì vậy, chúng tồi phải vâng lời Đức Phật không dám tiếp nhiều người, phải nhờ soạn giả Nguyễn Nhân tuyển lựa, chúng tôi chỉ phổ biến một thời gian ngắn rồi thôi.
Cụ bà Nguyễn Ánh Hoàng, 75 tuổi, bạn đi chung với cu bà Đỗ Thị Xuân, đứng lên hỏi:
Kính thưa Trưởng ban: Như vậy những vị tu theopháp môn Tịnh Độ hay các pháp môn khác, sao họ tập trung được nhiều người?
Trưởng ban trả lời:
Vì pháp môn Tịnh Độ hoặc các pháp môn khác là dụng công tu có kết quả theo chiều Vật lý, như:
Người tu Tịnh Độ, ý họ muốn về nước Cực Lạc để hưởng sung sướng như: Đi trên đất bằng vàng ròng.
Hoa lá trái bằng châu ngọc, Chim muông ca hót rất hay.
Đi cúng dường các nơi thờ chư Phật tuyệt đẹp. V.v…
Khi hưởng hết phước sẽ trở lại loài Người sống tiếp. Nói tóm lai: Tu mà sử dụng Thân và Tâm Vật lý, là có kết quả của Vật lý, tập trung bao nhiêu người cũng được,
Vì sao vậy?
Vì người đấy được thu lợi.
Còn người tu được huởng vui suớng. Tức họ đồng ý vay trả với nhau. Vì vậy, tập trung càng đông càng tốt.
Cụ bà Đỗ Thị Xuân và cụ bà Nguyễn Ánh Hoàng hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban, vì 2 bà đã hiểu sâu về pháp môn Thiền tông học này rồi vậy.
~ Trích sách ” Đức Phật Dạy Tu Thiền Tông ” – soạn giả Nguyễn Nhân
Recent Comments