Muốn Giải Thoát Thì Phải Làm Sao

Ông tỳ kheo Bạt Câu Ra

Từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, quỳ gối, trịch vai áo bên phải, chắp tay bạch cùng Đức Phật:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Như ông Ananda vừa trình bày 16 thứ của Tánh người, chúng con đã hiểu, còn phần giải thoát, chúng con phải làm sao, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?

Đức Phật liền nhìn sang ông Duy Ma Cật và nói với ông:

Này cư sỹ Duy Ma Cật, hôm nay có ông ở đây, ông từng thưa trình với Như Lai về chỗ ông biết đường giải thoát. Nay, Như Lai ủy nhiệm cho ông trả lời câu hỏi của ông tỳ kheo Bạt Câu Ra.

Ông Duy Ma Cật liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Đức Phật lễ lạy rồi quay xuống đại chúng nói như sau:

Kính thưa ông tỳ kheo Bạt Câu Ra và đại chúng, tôi là một cư sỹ, theo khuôn phép trong Giáo đoàn đạo Giác ngộ của Đức Phật, một cư sỹ như tôi không được đứng trước những vị tỳ kheo để nói pháp môn giải thoát nhưng vì Đức Phật đã ủy nhiệm tôi nói công thức giải thoát này. Vì vậy, trước tôi xin lạy tạ Đức Thế Tôn, sau tôi xin phép quý vị tỳ kheo, xin nói công thức pháp môn giải thoát này:

Ban đầu, Như Lai dạy nhóm 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu với Như Lai về pháp môn giải thoát này. Pháp môn này Như Lai gọi là pháp môn “Như Lai Thanh Tịnh thiền”. Các vị này đã nhận được ý sâu mầu, Như Lai cũng ấn chứng cho 9 vị, sau được giải thoát ra ngoài sự cuốn hút của Nhân quả Luân hồi nơi thế giới vật lý Âm Dương. Vì vậy, quý vị này có đủ tư cách đứng trong hàng ngũ Giáo đoàn đạo Giác ngộ. Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền này tu như sau:

Như trình bày của ông Ananda: Tánh Phật bị Tánh người bao phủ lại.

Do đó, Thấy – Nghe – Nói – Biết của Ý phải xuyên qua 16 thứ của Tánh người, bên ngoài Tánh người còn bị bao phủ bởi 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác của điện từ Âm Dương nữa, cho nên Tánh Phật Thấy – Nghe – Nói – Biết không còn trung thực mà phải xuyên qua các thứ của Tánh người.

Tánh người có 2 chiều:

– Chiều Dương gọi là phước đức, đi lên hưởng phước.

– Chiều Âm gọi là ác đức, đi xuống để trả quả ác đã tạo ra.

Đức Phật dạy: Hai chiều này không sử dụng, chỉ dùng đường Trung mà thôi. Đường Trung là đường nào?

Đường không thiện cũng không ác.

Tôi xin hướng dẫn như sau:

– Nếu tạo phước đức, tức tự mình tạo ra nghiệp phước đức. Vì vậy, khi hết duyên sống, nghiệp phước đức kéo mình đến chỗ vui chơi hưởng phước. Khi hưởng hết phước, phải trở lại thế giới loài người sống tiếp, để tạo ra những thứ khác. Chỗ này Đức Thế Tôn dạy, gọi là luân hồi chiều Dương.

– Nếu tạo ra ác đức, tức tự mình tạo ra nghiệp ác đức. Vì vậy, khi hết duyên sống, nghiệp ác đức kéo mình đi trả quả ác đã tạo. Khi nào trả hết quả ác, mới được trở lại làm người để tạo nghiệp khác.

– Còn quý vị muốn giải thoát phải đi trên con đường TRUNG ĐẠO.

Đi trên con đường này có 3 phần:

Phần một: Phải sử dụng Ý trong Phật tánh Thanh Tịnh để Thấy – Nghe – Nói – Biết.

Phần hai: Khi đã thành công rồi, phải tìm người nào thích giải thoát, cố gắng giúp họ, khi họ thực hiện được là mình có một phần công đức hoặc mình viết ra cho nhiều người đọc. Một người hiểu là mình có một công đức, nhiều người hiểu là mình có nhiều công đức, vô số người hiểu là mình có vô lượng công đức.

Phần ba: Công đức để làm gì?

Công đức là thứ vật tư để Phật tánh của mình vào trong Phật giới. Số công đức này được điện từ Quang đang duy trì trong Phật giới chiếu vào, số công đức này liền biến thành Ngôi nhà Pháp thân Thanh Tịnh, cũng liền sau đó, số công đức này định hình ra một vị Phật, vị Phật này có màu sắc vàng sáng ánh, được gọi là Kim thân Phật.

Phật tánh có một Kim thân Phật liền ẩn vào làm sự sống, tức khắc một vị Phật ra đời. Vị Phật lớn hay nhỏ là do công đức vị đó tạo ra.

~ Sách ” Đức Phật Dạy Tu Thiền Tông” – tác giả Nguyễn Nhân

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *