Minh Tâm – Kiến Tánh – Như Lai
Ông Lưu Chí Thành, sanh năm 1940, tại Quảng Đông, Trung Quốc, cư ngụ tại quận 5, Tp.HCM. Hỏi 2 câu đặc biệt như sau:
Một: – Kính thưa Trưởng ban, thường những người nhận được “Mạch nguồn Thiền tông”, phải phổ biến rộng cho nhiều người biết. Cớ sao, trong thời gian ngắn nữa Trưởng ban không tiếp xúc với người khác. Như vậy, Trưởng ban có quá ích kỷ không?
Hai: Chúng tôi biết: Pháp môn Thiền tông, gốc là Đức Phật truyền, tức chỉ một pháp môn. Cớ sao, hiện nay có 3 nơi dạy khác nhau:
1- Hành Thiền để nhận ra Phật tánh của chính mình.
2- Ngồi dẹp Vọng tưởng, khi hết Vọng tưởng là thành Phật!
3- Không làm gì hết, mà chỉ làm sao trực nhận tánh Phật của mình là được. Xin Trưởng ban giải thích nơi nào dạy Thiền tông đúng?
Trưởng ban trả lời:
Thật tình câu hỏi của ông rất khó cho tôi. Vì sao vậy?
Vì nếu tôi trả lời có người đúng, có người sai. Người đúng thì không sao; còn người sai lại ghét chúng tôi. Vậy xin ông cho phép tôi không trả lời câu này.
Bác sĩ Triệu Thị Yến Vi đi trong đoàn đứng lên yêu cầu:
– Trưởng ban đã cho phép soạn giả Nguyễn Nhân phổ biến trên sách báo về Thiền tông học này, đương nhiên đã mích lòng rất nhiều người tu các pháp môn khác. Theo suy nghĩ của tôi: Nếu Trường ban trả lời về pháp môn Thiền tông này chắc cũng không sao.
Trưởng ban nghe nói vậy, nên trả lời pháp môn Thiền tông này như sau:
Quí vị nên hiểu pháp môn tu Thiền tông học này, là loại pháp môn tu không dụng công, không cầu khẩn ai, mà chỉ cần biết 2 nguyên lý như sau là đủ:
1- Tu mà sử dụng Thân, Tâm vật lý của chính mình là còn bị luân hồi!
2- Vị nào nhận ra tánh Phật của chính mình và sống với tánh Phật ấy là không bị luân hồi.
Chúng tôi xin phân tích:
1- Tâm là sản phẩm của Tứ đại duyên hợp mới có, tức nó phải luân chuyển theo dòng sinh diệt.
2- Thân là sản phẩm của Tứ đại duyên hợp lại mới có sắc thân. Sắc Thân này tồn tại được là do sức hút của điện từ Âm Dương. Điện từ Âm Dương là thứ cuốn hút và kéo đi thành dòng: Thành – Trụ – Hoại – Diệt! Cứ thế mà luân chuyển. Do đó, ai sử dụng Thân, Tâm Vật lý để tu, thì phải có kết quả theo chiều Vật lý, tức còn bị đi luân hồi!
3- Người tu Thiền tông, không sử dụng Thân và Tâm của vật chất, mà phải làm sao nhận ra được tánh Phật của chính mình thì phải.
Vì vậy, Đức Phật có dạy 6 chữ như sau:
Minh Tâm, Kiến Tánh, Như Lai. Có nghĩa như sau:
– Minh Tâm: Tâm mình phải thật sự sáng ra.
– Kiến Tánh: Phải thật sự thấy được Tánh thanh tịnh của chính mình.
– Như Lai: Phải thấy được nơi Mười phương chư Phật ở.
Tiếp theo Trưởng ban ngâm bài kệ 12 câu:
Thiền tông chẳng Kiếm chẳng Tìm
Chắng Quán chẳng Tưởng nhận liền tánh Nghe
Tánh Nghe tánh Thấy là bè
Đưa người Thanh tịnh về miền quê xưa!
Thiền tông không chọn sớm trưa
Không ngồi không đứng không ưa Niết bàn
Chỉ cần bỏ chuyện Thế gian
Tánh Thấy, không Thấy chỗ xưa Phật truyền.
Lòng người bị đảo bị điên!
Chỉ cần “Thôi, Dứt” Niết bàn hiện ra
Các ông nghe dạy của Ta
Sống với Phật tánh là ra luân hồi.
Vừa nghe Truởng ban ngâm 12 câu kệ, Bác sĩ Yến Vi đi trong đoàn bật khóc và ngâm tiếp 36 câu:
Xưa nay tôi Tưởng tôi Tìm
Nhiều năm nhiều tháng không Tìm ra chi
Đến đây, nghe dạy tức thì
Rời vào Bể tánh biết thì tánh Nghe.
Tánh Nghe tánh Thấy là bè
Nghe trong Thanh tịnh, tự Nghe tánh mình
Tánh mình không phải lặng thinh
Mà Thấy cứ Thấy muôn trùng xa xăm.
Khi tôi nhận được âm thầm
Không thể tả đuợc vì trong Niết bàn
Vào đây, tôi hết lang thang
Những việc trong Tánh để an Phật làm.
Tánh Phàm của tôi đã an
Chảy theo Vật lý, không màng đến chi
Hiện nay tôi biết Thiền thì
Chỉ cần Thanh tịnh là y cội nguồn.
Nhận được, nước lệ lại tuôn
Chảy ra nước lệ, muôn lần cảm ơn
Trước, để cảm ơn vị Thầy
Sau, nhìn Đức Phật, dứt dây luân hồi.
Phước con quá lớn Phật ôi!
Thiền tông Tân Diệu, luân hồi mất đi
Hôm nay con biết Thiền thì
Chấm dứt Quán Tưởng, là y Niết Bàn.
Tôi nay đã được bình an
Cũng nhờ Thiền học ở làng miền quê
Ở quê, lại có đường về
Về nơi “Bể tánh” không hề dụng công.
Hiện tôi đã được thong dong
Nhất quyết một lòng cảm ơn Thích Ca
Vì Ngài đã chỉ đường ra
Ra ngoài sinh tử, được ra luân hồi.
Đời con đại phúc Phật ôi
Đã lìa sinh tử, luân hồi bỏ con
Thân con vương vấn không còn
Niết Bàn thanh tịnh là con thường hằng.
Vừa nghe Bác sĩ Yến Vi ngâm 36 câu thơ, Trưởng ban nói:
Chúng tôi quyết định tuần tới sẽ cấp giấy chứng nhận Bác sĩ đạt được “Bí mật Thiền tông” và chính thức truyền Thiền tông cho Bác sĩ và 4 vị nữa.
Bác sĩ Triệu Thị Yến Vi vui mừng và cảm ơn.
Recent Comments