Giác Ngộ Là Gì

Giác ngộ là hiểu biết, hiểu biết thật rõ ràng 12 phần gồm:

1- Biết được Phật Tánh của mình có gì?

Phật Tánh của mình gồm có 6 thứ: 1- Ý; 2 – Thấy; 3 – Nghe; 4 – Nói; 5 – Biết; 6 – Điện từ Quang

Phật Tánh: Thái tử Tất Đạt Đa giải thích như sau:

– Phật: Trùm khắp, mênh mông, nếu đem so sánh có hình tướng theo Vật lý Trần gian này, thì Phật giống như là cái biển không có nước vậy.

– Tánh: Cái vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Quang, để bao bọc cái Ý lại. Trong cái Ý này có 4 thứ:
1- Thấy. 2- Nghe. 3- Pháp. 4- Biết.

Đây là sự sống của tánh Phật, của muôn loài nơi Thế giới này, cũng như trong mỗi Tam giới và của chư Phật.

Ngoài 6 thứ nói trên, phải hiểu thật rõ như sau: Một: Điện từ Quang, có công dụng:

1- Làm vỏ bọc, bao cái Ý.

2- Làm sự sống chư Phật.

3- Đưa Thấy, Nghe, Nói , Biết đi xa và thu gần.

4- Làm sự sống cho muôn loài.

5- Định hình 1 Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh cho 1 vị Phật ở.

6- Định hình 1 Kim Thân Phật.

2- Hiểu Được Tánh Người có những chi?

ĐỨC PHẬT DẠY 16 THỨ TÁNH NGƯỜI:

Một Người muốn tu giải thoát, thì phải hiểu thật rõ 16 thứ của tánh Người. Từ chỗ hiểu thật rõ đó, mới biết tu như thế nào được giải thoát, tu như thế nào còn bị luân hồi.

Căn bản 16 thứ của tánh Người như sau:

1/ THỌ: “Bộ phận Thọ” này là nhận: Khổ, vui, buồn, thương, giận, ghét, v.v…

2/ TƯỞNG: “Bộ phận Tưởng” này là tưởng tượng ra đủ thứ trên đời, chính cái Tưởng này, con người tưởng tượng ra để lường gạt người ngu dại! Còn người ngu dại thì bị sai lầm!

3/ HÀNH: “Bộ phận Hành” này có 2 phần:

1- Hành mà thanh tịnh, là Hành của điện từ Quang, Hành này có 3 phần:

A- Dẫn 4 phần trong Phật tánh đi xa hoặc thu gần.

B- Dẫn 1 phần rất nhỏ của Kim Thân 1 vị Phật, phân thân , hóa thân hay ứng thân đến trong Tam giới nào đó trong Vũ trụ này. Nơi nào có loài Người sinh sống, mà người đó muốn giải thoát, thì vị Phật trong Bể tánh mới giúp. Còn người không muốn giải thoát, vị Phật không giúp.

Vì sao vậy?

Vì người này thích luân hồi, thì vị Phật trong Phật giới làm sao giúp họ được.

Giống như ở Thế giới này, bọn trẻ thích nô đùa, có vị nào bảo nó nghỉ, nó sẽ chửi vị này ngay!

Để chứng minh phần này: Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo đại chúng và ông Xá Lợi Phất đừng dụng công Tưởng, Nghi, Tìm nữa. Đức Phật bị ông Xá Lợi Phất và những người có mặt chửi Đức Phật liền!

4/ THỨC: “Bộ phận Thức” này là “Biết”. Nhưng Biết thanh tịnh là Phật tánh Biết. Còn biết mà chồng thêm cái ham muốn nữa, tức dính mắc, là cái biết của tánh Người.

5/ TÀI: Cũng vì có thân Tứ đại nên phải tìm đủ mọi cách kiếm cho nhiều tiền, của, để cung phụng cho thân Tứ đại này, nên sanh ra tham Tài.

6/ SẮC: Cũng vì muốn cho thân Tứ đại này thụ hưởng sắc đẹp của thân và vật chất, nên tìm kiếm, sanh ra tham Sắc.

7/ DANH: Cũng vì muốn cho thân Tứ đại này và Vọng tánh của mình được hơn hẳn những người chung quanh, nên phải làm sao cho có danh tiếng hơn người. Khi có danh tiếng rồi, nếu bị người khác đả phá hay cướp lấy, không thể nào chịu nổi, do đó phải bám lấy Danh cho được

8/ THỰC: Cũng vì muốn cho thân Tứ đại này đầy đủ, sợ nó gầy, xấu đi, nên bày đủ thứ để ăn uống cho thân Tứ đại khỏe mạnh bền lâu, nên tìm đủ thứ các món ăn dù tốn kém bao nhiêu cũng được, do đó phải tìm Thực cho thật ngon.

9/ THÙY: Sợ thân Tứ đại bị xấu đi, nên tìm cách ngủ nghĩ cho yêm ấm, nên phải tìm chỗ cao sang để Thùy.

10/ THAM: Cũng chỉ vì mang thân Tứ đại, nên phải Tham để cung phụng cho thân Tứ đại của mình!

11/ SÂN: Cũng chỉ vì thân Tứ đại, ai nói nặng hay đụng đến thân mình là phải Sân!

12/ SI: Cũng chỉ vì thân Tứ đại, nếu cái nó muốn mà không được, thì nó phải Si!

13/ MẠN: Cũng chỉ vì thân Tứ đại, cộng với Vọng thức của con người, nếu ai làm trái ý, nó bộc lộ cái Ngã Mạn ra.

14/ NGHI: Để bảo vệ thân Tứ đại và vật chất mình có, nên không tin ai, vì chỗ không tin ai, nên người này Nghi ngờ người kia. Cũng vì chỗ Nghi ngờ này mà thù hằng với nhau!

15/ ÁC: Cũng vì sợ tổn hại đến thân Tứ đại nên bày ra đủ thứ hại người hại vật nên sanh ra Ác!

16/ KIẾN: Cũng chỉ vì thân Tứ đại và Vọng tánh nên sanh ra cái mình nhận định là đúng, nếu ai bác bỏ, liền bảo thủ cho kiến thức mình là hay hơn hết, nên sanh ra Kiến.

Trên đây là 16 căn bản trong Thế giới này, nên sanh ra tranh giành, hơn thua, chém giết với nhau! Vì vậy, khi loài Người nói riêng, còn vạn vật nói chung, khi bị lực hút của vật chất rồi, bắt buộc phải tuân theo qui luật của nó, không ai có thể nào cưỡng lại được.

3- Biết tu sao còn luân hồi?

Hoài bão của Như Lai là muốn dạy cho loài người sống ở cõi ta bà này hiểu 2 phần:

1/ TU GÌ CÒN BỊ LUÂN HỒI?

2/ TU SAO ĐƯỢC GIẢI THOÁT?

Xin dẫn chứng câu hỏi của Ngài Xá Lợi Phất hỏi Đức Phật:

Lúc ban đầu Đức Thế Tôn dạy tu dụng công để được thành tựu, nhưng sau cùng Đức Thế Tôn lại dạy là tu thiền Thanh tịnh không được dụng công?

Đức Phật dạy Ngài Xá Lợi Phất:

– Này Xá Lợi Phất, ông hỏi như vậy rất phải, Như Lai đưa ra ví dụ như sau ông sẽ hiểu: Như có 6 người cùng tu, mỗi người tu một pháp môn:

Người thứ nhất:

Tu thiền quán, tưởng, họ quán và tưởng tượng vật nhỏ ra lớn, lớn thành nhỏ, người tu như vậy được thành công.

Người thứ hai:

Tu thiền nghi, tìm, họ thực hiện được thành công.

Người tu thứ ba:

Tu niệm Mật chú, người tu như vậy, thấy được Đức Phật Tỳ Lô Xá Na.

Người tu thứ tư:

Tu niệm Phật A Di Đà, họ thấy được Đức Phật A Di Đà.

Người tu thứ năm:

Họ lạy, cầu xin, sám hối, họ cảm nhận được thân tâm rất nhẹ nhàng.

Nói chung, năm người tu nói trên, người nào cũng tu thành công cả. Các người ấy, mỗi người nếu nói về pháp môn tu của mình, họ đều chứng minh được cả. Nhưng ông phải biết: Những thành tựu của 5 người nói trên dụng công tu chỉ là Vọng thức nhận ra đó mà thôi, tức còn nằm trong Vật lý Âm Dương của Trần gian này. Như Lai lặp lại cho ông rõ: Trong một Tiểu thiên Thế giới có 1.000 Tam giới, mà trong một Tam giới có 33 cõi trời, thấp nhất là trời Ngọc Hoàng Thượng Đế, còn cao nhất là cõi trời Phi Phi Tưởng Xứ. Dù tu hành thành tựu pháp môn nào cũng còn nằm trong Nhân quả cả, Như Lai đã dạy rõ trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Phần này, Như Lai đem cốt truyện của 5 anh em mù rờ voi ông sẽ rõ hơn:

– Anh Thứ Nhất:

Rờ trúng cái đuôi, anh bảo là con voi giống như cây chổi.

– Anh thứ hai:

Rờ trúng cái chân, anh ta bảo là con voi giống như cây cột.

– Anh thứ ba:

Rờ trúng cái bụng, anh ta bảo là con voi giống như cái trống.

– Anh thứ tư:

Rờ trúng vành tai, anh ta bảo con voi giống như cái quạt.

– Anh thứ năm:

Rờ trúng ngà, anh ta bảo con voi giống như cây vót nhọn.

Sự hiểu biết của các anh ấy không sai sót chút nào.

Vì sao vậy?

Vì các anh ấy không thấy toàn thể con voi nên suy tưởng ra cái gì nói cái nấy.

Còn anh thứ sáu:

Không dụng công tu các pháp môn; các lối dụng công tu giống như các anh mù rờ voi vậy, cho nên anh thứ 6 này biết mình đang mù, anh lo tìm thầy thuốc trị bệnh mắt mình cho sáng ra, tự nhiên anh ta thấy con voi không phải như các anh mù nói, tức anh không cần dụng công tu pháp môn nào cả, mà lại biết rõ ràng về con voi.

Đức Phật dạy thêm:

– Ông biết đó, hoài bão của Như Lai dạy ở cõi Ta bà này là cho chúng sanh biết được chân thật nơi mình và vạn vật để được giác ngộ và giải thoát, chứ không dạy tìm kiếm cái gì trong Vật lý Âm Dương của Trần gian này. Vì thành tựu bất cứ thứ gì do Vật lý Âm Dương đều là nằm trong sự cuốn hút của Nhân quả cả, mà hoài bão của Như Lai là muốn cho chúng sanh trong cõi Ta bà này hiểu: Tu pháp gì còn trong luân hồi, tu pháp gì ra khỏi trầm luân.

Các ông nên biết, sự sống của động vật hay thực vật trong Tam giới này, dù thô hay tế, đều là nằm trong Nhân quả cả. Do đó, nếu các ông quán để được, tìm để có, là những thứ bỏ đi. Sau cùng, Như Lai muốn dạy các ông hãy trực nhận tánh Thấy, tánh Nghe, tánh Biết chân thật của chính mình. Cái hay Thấy, cái hay Nghe mà tự nhiên Biết đó, nó là tự nhiên chân thật ở sẵn trong thân tứ đại của các ông, gọi là Tự tánh nghe, nếu thân các ông không còn duyên hợp nữa, bị tan rã, mà các ông còn tạo nghiệp, tức còn bị lực hút của Nhân quả, bắt buộc các ông phải tuân theo không cách nào cưỡng lại được.

Còn như các ông không chạy theo Nhân quả, biết sống trong cái thanh tịnh chân thật của chính các ông, khi thân tứ đại này hết duyên kết hợp, tức khắc, tâm thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri ấy, nó tự nhiên là cái ý thanh tịnh nằm trong vỏ bọc tánh Phật. Nếu các ông biết tạo ra công đức, công đức ít, chư Phật trong Phật giới bủa điện từ Quang hút tánh Phật của các ông vào Phật giới, hay gọi là Bể tánh Thanh tịnh nơi Mười phương chư Phật ở, mà loài Người gọi là Niết bàn.

4- Biết tu sao được giải thoát?

Ở Trái Đất này, muốn Giải thoát không tu gì được sao?

Ông Thất Trường Thịnh hỏi:

– Kính Bạch Đức Thế Tôn, ở trái đất này, muốn Giải thoát không tu gì được sao, kính xin Đức Thế Tôn dạy con?

Đức Phật dạy:

– Này ông Thất Trường Thịnh, ở Trái đất này luân chuyển sinh ra nhân quả luân hồi.

– Tánh Người chỉ cần suy nghĩ

– Thân con người chỉ cần máy động

– Thì có nhân quả ngay

– Do vậy người muốn giải thoát, không tu bất cứ pháp môn nào được, mà chỉ cần tìm con đường trở về Phật Giới mà thôi.

5- Tạo ra phước đức để làm gì?

Đức Phật dạy về tạo ra Phước đức:

– Người tạo ra Phước đức là để được hưởng, vì hưởng nên phải giữ lấy, vì giữ lấy nên dính vào đi theo dòng luân hồi của nó. Như Lai dạy rõ Phước Đức có hình tướng nơi thế giới vật lý này như sau:

– Ở thế giới vật lý này, người có Phước đức nhiều như mình có nhiều tiền giấy vậy. Phước Đức dù có nhiều bao nhiêu đi chăng nữa, khi bị lửa đốt vào, đóng tiền giấy ấy sẽ bị cháy tiêu hết.

– Các ông tạo ra Phước Đức, là các ông bỏ của ra và Cầu, Mong; các ông Cầu, Mong đến đâu thì các ông được đến đó, với 1 điều kiện là, số tài vật của các ông tương đương với sự Cầu, Mong. Cúng tài hay vật mà giúp người khác được an vui là người cúng có Phước Đức.

6- Tạo ra công đức để làm chi?

Tạo ra công đức để nuôi lớn “Ngôi nhà Pháp Thân Thanh Tịnh” của Kim Thân Phật khi được trở về Phật giới.

– Vị nào muốn tạo ra Công đức phải đạt được 1 trong 3 phần như sau:

1. Phần thứ nhất: Phải Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”

2. Phần thứ hai: Phải đạt được “Bí mật Thiền Tông”

3. Phần thứ ba: Phải được rơi vào “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”

Đức Phật dạy rõ về tạo Công đức:

Vị nào đạt được các thứ trên, muốn tạo ra Công đức phải làm như sau:

– Đem Pháp môn Thiền Tông này, nói cho vị nào đó nghe, nếu họ biết căn bản về Pháp môn Thiền Tông này, thì người đó có được 1 phần Công đức nhỏ. Vị nào nghe mà đạt được “Bí mật Thiền Tông”, thì người đó được 1 phần Công đức vừa. Vị nào nghe mà được “Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, thì người đó được vô lượng Công đức.

– Cúng dường tài hay vật mà giúp người khác nhận ra được Tánh Phật của chính mình thì người đó cúng dường có Công đức.

Đức Phật đưa ra ví dụ có hình tướng nơi thế giới vật lý này như sau:

Công đức người tạo ra nó, giống như mình có nhiều vàng ròng vậy. Dù lửa có đốt nó, nó cũng không sao, nếu đốt lâu, thì vàng ròng ấy chỉ chảy ra, chớ nó không hao hụt.

7/ Phải biết 1 Tam Giới cấu tạo như thế nào, và sự sống của 1 Tam Giới ra sao?

+ Tam là: ba; Giới là: giới hạn, hay ranh giới. Nó ở đâu?

Nó là 1 cụm thật nhỏ trong Càn khôn vũ trụ. Nếu ví dụ như có hình thể trong Càn khôn vũ trụ, thì Tam giới còn nhỏ hơn 1 hạt cát trong Trái Đất này nữa.

+ Trong 1 Tam Giới có 1 Mặt trời, có 45 hành tinh có sự sống, có hằng hà sa số hành tinh cấu tạo bằng: Kim – Mộc – Hỏa – Thổ, điện từ Âm Dương. Có 4 vòng hoàn đạo và 1 vòng bảo vệ Tam Giới.

– Trong một tam giới hoàn toàn bằng điện từ âm dương chia ra Hằng hà sa số dòng điện từ âm dương khác nhau.

* Trong mỗi tam giới cấu trúc như sau:

Một: Trung tâm tam giới là một hành tinh lửa khổng lồ đang liên tục cháy đế tạo thành lực dương phát ra.

Hai: Ngoài cùng tam giới có hai lớp điện từ âm dương cường lực rất mạnh, có hai công dụng:

1/- Điện từ dương đẩy ra để cho các tam giới xung quanh không va chạm với tam giới này, tức tạo khoang cách an toàn.

2/- Điện từ âm hút thật mạnh vào.

3/- Điện từ dương đẩy ra của hành tinh lửa.

– Hai lực này tạo thành sức nén trong một tam giới.

– Tạo thành bốn lớp điện từ âm dương, mà Như Lai gọi là bốn Bầu Hoàn đạo.

I/ Bầu hoàn đạo 1: GỌI LÀ ĐỊA CẦU

-Là nơi sáu hành tinh tứ đại nương trên bề mặt này di chuyển theo phương cách tám phương bốn hướng, 365 ngày trở lại chỗ cũ.

– 6 hành tinh cấu tạo bằng điện từ âm dương, là nơi sống chung của 6 loài: Người, Thần, Thánh, Tiên, Ngạ quỷ, Súc Sanh.

– Trong không gian Bầu Hoàn đạo 1 này, có Hằng hà sa số hành tinh làm vật tư như: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

II/ Bầu Hoàn đạo 2: CÕI TRỜI DỤC GIỚI

– Là nơi 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm dương có 5 màu sắc rất đậm, nương trên bề mặt này di chuyển cũng theo phương cách tám phương bốn hướng, 3.650 ngày trở lại chỗ cũ. Là nơi các loài Trời sống.

III/ Bầu Hoàn đạo 3: CÕI TRỜI HỮU SẮC

– Là nơi 17 hành tinh cấu tạo bằng điện từ âm dương có 12 màu sắc chia ra làm hai vùng:

+ Một là, có 11 hành tinh có màu sắc lung linh rực rỡ. Là nơi các loài Trời sinh sống.

+ Hai là, có sáu hành tinh có màu sắc rất đẹp, nhưng thanh tịnh. Là nơi các loài Tiên sinh sống.

* 17 hành tinh này nương trên bề mặt Bầu Hoàn đạo 3 di chuyển cũng theo phương cách tám phương bốn hướng, 36.500 ngày trở lại chỗ cũ.

IV/ Bầu Hoàn Đạo 4: CÕI TRỜI VÔ SẮC

-Là nơi 11 hành tinh cấu tạo bằng điên từ âm dương không màu sắc, nương trên bề mặt vòng hoàn đạo 4 di chuyển cũng theo phương cách tám phương bốn hướng, 365.000 ngày trở lại chỗ cũ. Là nơi các loài Trời sinh sống hưởng nghiệp Phước đức thanh tịnh.

8/ Phải biết Phật Giới cấu tạo như thế nào, và sự sống của Phật Giới ra sao?

• Phật Giới

– Không gian trùm khắp không biên giới

– Gọi là “Bể tánh Thanh tịnh”

– Trong Bể tánh Thanh tịnh có các phần như sau:

Một: điện từ Quang trùm khắp làm sự sống cho

1- Tánh Phật

2- Các vị Phật

3- Cấu tạo vỏ bọc Tánh Phật

Hai: trong Phật giới có Hằng hà sa số cái Ý

Cái Ý tự nhiên có đầy khắp trong Phật giới

Cái Ý tự nó có 4 phần:

1- Lúc nào cũng thấy, gọi là hằng Thấy

2- Lúc nào cũng nghe, gọi là hằng Nghe

3- Lúc nào cũng rung động, muốn phát ra tiếng thì có tiếng, gọi là hằng Pháp

4- Lúc nào cũng biết, gọi là hằng Tri

9- Biết nhân quả luân hồi nơi trái đất này?

* Như Lai dạy:

– Nơi thế giới này có 6 đường đi luân hồi do cái Tưởng, suy nghĩ và hành động
của con người tạo ra:

1/ Đường đi số 1:

– Mình suy nghĩ làm phước thiện.

– Cầu mong đến cõi trời Thanh tịnh sinh sống.

– Cái suy nghĩ và hành động của mình.

– Tự mình tạo ra làn sóng nghiệp điện từ Âm Dương ngang bằng với 1 trong 11 hành tinh ở cõi trời Vô Sắc.

– Nên khi hết duyên sống nơi thế giới này, Trung Ấm Thân của mình, tự động đưa mình vào 1 trong 11 hành tinh cõi trời Vô Sắc sinh sống.

– Nếu nghiệp phước thiện Dương của mình đầy đủ, thì sống ở đây được 100.000 năm so với địa cầu này.

– Nếu mình chỉ tạo ra nghiệp phước thiện Dương có: 30 – 50 – hay 70%, thì tuổi thọ cũng ngần ấy thôi, rồi ra trở lại Dòng tộc, làm người và tạo nghiệp khác đi luân hồi nữa.

2/ Đường đi số 2:

– Mình suy nghĩ làm phước thiện.

– Cầu mong đến cõi trời Hữu Sắc sinh sống.

– Cái suy nghĩ và hành động của mình.

– Tự mình tạo ra làn sóng nghiệp điện từ Âm Dương, ngang bằng với cõi trời Hữu Sắc.

– Nên khi hết duyên sống nơi thế giới này, Trung Ấm Thân của mình, tự động đưa mình vào cõi trời Hữu Sắc sinh sống.

– Nếu nghiệp Phước thiện Dương của mình đầy đủ thì sống ở đây được 10.000 năm so với địa cầu này.

3/ Đường đi số 3:

– Suy nghĩ làm phước thiện Dương, cầu mong đến cõi nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà sinh sống.

– Khi hết duyên sống nơi thế giới loài Người, Trung Ấm Thân của mình, tự động mang mình đến nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà sinh sống.

– Ở nước Tịnh Độ này, có khác với cõi trời Hữu Sắc như sau:

1/- Ngày nào cũng đi cúng dường các nơi thờ Phật.

2/- Mỗi tháng có 1 giờ học đạo Giác Ngộ và Giải Thoát.

– Ngoài 2 phần nói trên, muốn dạo chơi đâu cũng được tự do.

– Tuổi thọ ở cõi Tịnh Độ này cũng 10.000 năm so với địa cầu này. Tuổi thọ đủ hay thiếu là tùy theo Nghiệp phước thiện Dương của mình đã tạo ra ở thế giới loài người.

– Khi hết Nghiệp phước thiện sống ở nước Tịnh Độ, trước khi trở lại thế giới loài Người sống tiếp, Đức Phật A Di Đà dẫn mình ra ao sen kiểm thiền. Nếu mình đã giác ngộ và hiểu công thức giải thoát, thì Đức Phật A Di Đà xác nhận mình bằng câu:

– Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh.

– Khi được Đức Phật A Di Đà xác nhận mình ngộ thiền, Ngài giữ mình ở lại cõi Tịnh Độ này, khi nào Pháp môn Thiền tông của một vị Phật chuẩn bị công bố ra, Đức Phật A Di Đà dẫn mình trở lại thế giới loài Người đến gần nơi phổ biến Pháp môn Thiền Tông.

– Nhờ vậy, mình vừa nghe 2 tiếng Thiền tông liền Giác Ngộ.

– Nhờ giác ngộ này, mình tạo ra Công Đức mới trở về Phật Giới được.

– Còn chưa giác ngộ thì tự mình trở lại Dòng tộc làm người tiếp, để đi luân hồi nữa.

4/ * Đường số 4A:

– Suy nghĩ làm nghiệp phước thiện Dương, cầu mong đến cõi trời Tứ Thiên Vương sinh sống.

– Khi hết duyên sống nơi thế giới loài Người, Trung Ấm Thân của mình, tự động mang mình đến cõi trời Tứ Thiên Vương sinh sống.

– Cõi trời Tứ Thiên Vương này, chuyên điều hành các hành tinh trong Tam giới.

– Tuổi thọ ở cõi trời Tứ Thiên Vương này là 1.000 năm so với địa cầu.

– Tuổi thọ đủ hay thiếu, là tùy theo nghiệp phước thiện của mình đã tạo ra ở thế giới loài Người.

– Khi hết duyên nghiệp phước thiện Dương, Trung Ấm Thân của mình tự động đưa mình trở lại Dòng Tộc làm Người tiếp tạo nghiệp khác đi luân hồi nữa.

* Đường đi số 4B:

– Suy nghĩ làm phước thiện Dương, cầu mong đến cõi trời Ngọc Hoàng sinh sống.

– Khi hết duyên sống nơi thế giới loài Người, Trung Ấm Thân mình, tự động mang mình đến cõi trời Ngọc Hoàng sinh sống.

* Đường đi số 4C:

– Suy nghĩ làm nghiệp phước thiện, cầu mong đến cõi trời Dục giới sống.

– Khi hết duyên sống nơi thế giới loài Người, Trung Ấm Thân của mình, tự động mang mình đến cõi trời Dục Giới sinh sống.

5/ Đường đi số 5:

– Chia ra làm 2 nhánh:

Nhánh một: Hưởng nghiệp phước Âm làm Thần.

1/- Làm nghiệp phước thiện Âm thật nhiều. Lúc nào cũng đứng đầu chỉ huy người khác.

*Khi hết duyên sống nơi thế giới này, được nghiệp phước đức Âm kéo mình vào loài Thần sinh sống.
Nhánh hai: Hưởng nghiệp phước Âm làm Người giàu sang.

1/- Được người khác kính nể.

2/- Có nhà cửa ruộng vườn nhiều.

3/- Tiền vàng nhiều vô số.

6/ Đường đi số 6: Làm loài Ngạ Quỷ, chia ra làm 2 nơi.

Nơi 1: Ở trong Dòng tộc, làm Hương Hồn, ăn thức ăn do trong Dòng tộc nấu nướng bốc mùi ra.

*Được Dòng tộc phân bổ làm người theo Nhân quả do mình đã tạo ra.

Nơi 2: Làm loài Cô Hồn.

1/- Sống ngoài Dòng Tộc.

2/- Sống tự do.

3/- Không theo Nhân quả.

4/- Tự lo thức ăn hoặc giành giật thức ăn của người cúng.

5/- Muốn nói hay làm gì tùy ý, miễn làm sao có người khác tin và làm theo là được.

6/- Ở thế giới Cô Hồn này, Nhân quả nơi trái đất này không làm gì được với thế giới Cô Hồn.

– Vì sao?

– Vì thế giới Cô Hồn nằm ngoài vòng Nhân quả của trái đất.

*Đặc biệt, ở mỗi trái đất có” Cô Hồn Chúa”, tức Cô Hồn đi bất cứ đâu trên trái đất.

*Loại Cô Hồn này, nói gì cũng có nhiều người nghe và làm theo.

*Loại Cô Hồn này, muốn xin gì tùy ý. V.v…

Nhánh 3: Làm loài Súc Sanh.

*Để trả nghiệp sát, do mình tạo ra.

*Để làm thức ăn cho loài khác.

Nhánh 4: Làm loài Địa Ngục.

*Để trả nghiệp do mình gây trọng tội.

Nhánh 5: Làm loài Thực Vật.

*Nhánh số 5 này căn bản có 2 điều quan trọng sau:

1/- Không biết Giác Ngộ Giải thoát là gì, mà đi giảng cho người khác nghe.

2/- Bịa ra những chuyện linh thiêng huyền bí.

*Sau khi chết đi, bị làm “Hoa Nấm” để trả Nhân quả.

*Làm thức ăn cho các loài khác.

– Trên đây là 6 đường căn bản luân hồi. Bất cứ ai đã sống trên trái đất này, đều phải sống theo Quy luật Nhân quả của thế giới vật lý Âm Dương này, không có cách nào thoát ra được.

*Quý vị phải biết:

– Trái đất này luân chuyển được là nhờ điện từ âm Dương cuốn hút và kéo đi thành ra có Luân hồi, nhờ Luân hồi nên mới tồn tại được.

– Trên bề mặt trái đất này có lớp đất gọi là đất Nhân Quả.

– Vì vậy, con Người và vạn vật sống trên trái đất này, bắt buộc phải sống theo Nhân Quả của trái đất, không Người nào, không động vật nào, hay thực vật nào, sống ngoài Quy luật Nhân quả của trái đất này được.

– Vì vậy, con người sống trên trái đất này, ham muốn luân hồi đi đâu, thì phải ham muốn thật mãnh liệt thì mới có kết quả được.

10- Phải biết nguyên nhân định hình ra “Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh” cho Một Vị “Phật” ở ?

Đức Phật dạy:

– Người đã tạo ra công đức thật nhiều hoặc vô lượng rồi, thực hành đúng pháp môn Thanh Tịnh thiền. Khi người đó hết tuổi thọ, tự mình đến cửa Hải Triều Dương, vừa đến, cửa này tự động mở ra, đẩy vỏ bọc tánh Phật và khối công đức của người này vào Phật giới.

– Khi vỏ bọc tánh Phật và khối công đức vừa qua cửa Hải Triều Dương, ánh sáng điện từ Quang chiếu vào vỏ bọc tánh Phật và khối công đức. Tức khắc, khối công đức liền định hình ra một “Ngôi nhà Pháp thân Thanh Tịnh”, cũng từ Ngôi nhà Pháp thân Thanh Tịnh này, khối công đức ấy hình thành ra một “Kim Thân Phật”. Tánh Phật ẩn vào Kim Thân Phật này, tức khắc một vị Phật được sinh ra.

Đức Phật dạy thêm:

– Vị Phật có công đức thật ít, tự mình không vượt được cửa Hải Triều Dương thì trong Phật giới có một vị Phật đến đó giúp người này vượt qua cửa Hải Triều Dương.

11- Phải biết cấu tạo “Kim Thân” của 1 Vị Phật?

Cấu tạo “Kim Thân” của 1 Vị Phật bao gồm: Tánh Phật và Khối Công Đức, bao bọc bởi điện từ Quang.

12- Phải biết 3 việc làm của 1 Vị Phật ?

– Một vị Phật được sinh ra, việc làm của vị Phật có 5 nơi tùy theo số công đức của vị ấy:

1. Vị Phật có công đức vô lượng thì được phân thân vào bất cứ đâu trong Càn khôn vũ trụ, thấy người nào muốn giải thoát giúp họ.

2. Vị Phật có công đức thật nhiều thì được phân thân đến một vùng Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, thấy người nào muốn giải thoát giúp họ.

3. Vị Phật có công đức vừa thì được phân thân đến một vùng Trung Thiên Thế Giới, thấy người nào muốn giải thoát giúp họ.

4. Vị Phật có công đức nhỏ thì được phân thân đến một vùng Tiểu Thiên Thế Giới, thấy người nào muốn giải thoát giúp họ.

5. Vị Phật có công đức thật ít, chỉ được phân thân đến Thế giới mà trước kia vị Phật đó sinh sống, thấy người nào muốn giải thoát giúp họ.

 

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *