Đức Phật Dạy Pháp Môn Giải Thoát

Bà Lam Thị Phương Vũ lại thưa hỏi Đức Phật:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Kính xin Đức Thế Tôn dạy con pháp môn giải thoát này?

Đức Phật dạy:

Này bà Lam Thị Phương Vũ và đại chúng: hôm nay, còn thời gian ngắn nữa Như Lai sẽ nhập niết bàn.

Duyên lành hôm nay bà Lam Thị Phương Vũ hỏi Như Lai về công thức giải thoát ra ngoài Nhân quả Luân hồi. Nếu người nào thích nghe thì ở lại, người nào không thích thì rời núi Linh Sơn này.

Đức Phật dứt lời mà không ai chịu rời chỗ ngồi, ở lại ngồi nghe Đức Phật dạy giải thoát.

Đức Phật dạy:

Trong mỗi con người có 2 phần:

Phần tinh thần có:

Tánh Phật là Thấy, Nghe, Nói, Biết.

Tánh người là suy nghĩ và hành động.

Chính cái suy nghĩ và hành động là nguyên nhân tạo nghiệp. Nghiệp này được điện từ Âm Dương chứa vào 2 cái kho Thiện – Ác trong vỏ bọc Tánh người, để dòng luân hồi kéo đi nhận quả.

Ai muốn giải thoát ra ngoài luân hồi thì phải làm như sau:

Người đang sống với Tánh người là phải suy nghĩ, chứ không ai tài nào ép cho nó không suy nghĩ được.

Vì thế, ai muốn giải thoát, phải điều chỉnh cái suy nghĩ của Tánh người như sau:

Hướng dẫn cái suy nghĩ của Tánh người vào chỗ “Thanh Tịnh, tức Niết bàn”. Để chi vậy?

Để mặc cho nó suy nghĩ, nó suy nghĩ trong Thanh Tịnh càng nhiều càng tốt. Vì cái suy nghĩ trong Thanh Tịnh là cái suy nghĩ của người Giác ngộ, mà suy nghĩ thật nhiều là suy nghĩ của “người Đại Giác Ngộ”.

Khi người Đại Giác Ngộ sống nơi thế giới loài người, sẽ giúp cho nhiều người giác ngộ.

Vì vậy, Như Lai dạy trong các kinh:

Các ông cứ tự nhiên suy nghĩ trong chỗ không suy nghĩ (chỗ Thanh Tịnh, tức Niết bàn)

Các ông bà xem lại lời dạy của Như Lai trong Bát chánh đạo.

Bát chánh đạo là tám con đường giải thoát. Người nào thích đường nào thì áp dụng đường đó.

Như Lai đưa vài ví dụ trong Bát chánh đạo để các ông hiểu:

Thấy trong Thanh Tịnh, tức Thấy trong Niết bàn.

Nghe trong Thanh Tịnh, tức Nghe trong Niết bàn.

Suy nghĩ trong Thanh Tịnh, tức suy nghĩ trong Niết bàn.

Khi các ông tu tập được thuần thục như vậy, các ông mới chỉ được tự tại mà thôi, tức chưa vượt ra ngoài sức hút nhân quả của thế giới.

Vì sao vậy?

Như Lai đưa hình ảnh cụ thể các ông sẽ rõ:

Như các ông đang bị dòng nước cuốn trôi đi, các ông biết bơi vào chỗ nước cạn, không bị dòng nước cuốn đi nữa nhưng vẫn còn bị sức kéo nhẹ của nước, chỉ cần sơ sẩy một chút, tức khắc bị dòng nước cuốn đi lại.

Vì vậy, ông bà muốn giải thoát phải biết cách vượt khỏi dòng nước này. Bằng cách nào?

Bằng cách ông bà phải biết tạo ra phương tiện.

Tạo ra phương tiện bằng cách nào?

Bằng cách là biết tạo ra phương tiện để thoát ra ngoài dòng nước.

Ông bà muốn thoát ra ngoài cuốn hút của nhân quả vật lý Âm Dương. Ông bà phải biết 2 nguyên lý:

Phải biết tạo công đức.

Còn tạo ra phước đức thì nghiệp phước đức kéo ông bà đến nơi thụ hưởng, không giải thoát được.

Bà Lam Thị Phương Vũ nghe Đức Phật giải thích đến đây, tự nhiên bà khóc, có nhiều người cũng khóc như bà.

Đức Phật nói với ông Ananda:

Ông hãy ghi rõ lời Như Lai trả lời cho bà Lam Thị Phương Vũ để lưu lại cho hậu thế, để ai muốn giải thoát thì họ biết.

Ngài Ananda vâng lời Đức Phật!

~ Sách ” Đức Phật Dạy Tu Thiền Tông” – tác giả Nguyễn Nhân

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *